Tàn phá Bao_vây_Baghdad_(1258)

Húc Liệt Ngột (trái) giam cầm Khalip Al-Musta'sim giữa kho báu của ông để bỏ đói đến chết. Miêu tả thời Trung Cổ từ Le livre des merveilles, thế kỷ 15

Nhiều ghi chép lịch sử miêu tả chi tiết về sự tàn bạo của quân Mông Cổ.

  • Đại thư viện Baghdad bị phá hủy với vô số tư liệu và sách có tính lịch sử quý báu về các chủ đề từ y học đến thiên văn học. Những người sống sót kể rằng nước sông Tigris đổi màu đen do mực từ lượng sách khổng lồ bị vứt xuống sông[27] và màu đỏ từ máu của các khoa học gia và triết gia bị sát hại.
  • Các thị dân nỗ lực đào thoát, song bị quân Mông Cổ chặn lại, quân Mông Cổ tàn sát hàng loạt bất kể phụ nữ hay trẻ nhỏ. Martin Sicker viết rằng gần 90.000 người có thể đã chết.[28] Các ước tính khác thì cao hơn nhiều, Wassaf tuyên bố có hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Ian Frazier của The New Yorker thì nói ước tính tổng số tử vong dao động từ 200.000 đến một triệu.[29]
  • Quân Mông Cổ cướp bóc và sau đó phá hủy các thánh đường, cung điện, thư viện, và bệnh viện. Các tòa nhà lớn được kiến thiết qua nhiều thế hệ bị thiêu hủy.
  • Khalip bị bắt và buộc phải nhìn các thị dân bị tàn sát và kho báu của mình bị cướp phá. Theo hầu hết tài liệu, khalip bị giẫm đạp đến chết. Quân Mông Cổ cuốn khalip trong một tấm thảm rồi cưỡi ngựa giẫm lên, do họ tin rằng sẽ là xúc phạm thổ địa nếu để nó dính máu hoàng thất. Chỉ một con trai của khalip thoát chết, người này được đưa đến Mông Cổ, các sử gia Mông Cổ ghi rằng người này kết hôn và sinh con, song không đóng vai trò nào trong Hồi giáo.
  • Húc Liệt Ngột chuyển trại ra đầu hướng gió vì mùi thối của các thi thể phân hủy trong thành.

Dân số Baghdad suy giảm, thành phố tan hoang trong nhiều thế kỷ và chỉ dần khôi phục một số huy hoàng trước đây.

Bình luận về tàn phá

"Iraq vào năm 1258 rất khác biệt với Iraq ngày nay. Nền nông nghiệp tại đây được trợ giúp từ một hệ thống kênh rạch có hàng nghìn năm tuổi. Baghdad đã là một trong các trung tâm tri thức lỗi lạc nhất trên thế giới. Người Mông Cổ tàn phá Baghdad gây một đòn tâm lý mà từ đó Hồi giáo chưa khôi phục. Kèm với Baghdad bị cướp phá, sự nở rộ tri thức của Hồi giáo bị dập tắt. Hình dung Athens hay Pericles và Aristotle bị một vũ khí hạt nhân phá sạch để nhận thấy tính tàn ác của tai họa. Người Mông Cổ lấp các kênh tưới tiêu và khiến dân số Iraq suy thoái quá mức để khôi phục được." [30]"Họ quét qua thành phố giống như các con ưng đói tấn công một đàn bồ câu, hay giống như những con sói dữ tấn công đàn cừu, với dây cương lỏng và diện mạo vô liêm sỉ, tàn sát và gieo rắc nỗi kinh hãi...giường và đệm làm từ vàng và được khảm bằng châu báu bị cắt thành từng mảnh bằng dao và rách vụn. Những người trốn sau rèm của hậu cung bị kéo lê... qua các ngõ phố, mỗi người trong họ trở thành một món đồ chơi...khi dân cư chết trong tay kẻ xâm lăng." (Abdullah Wassaf theo trích dẫn của David Morgan)

Nguyên nhân nông nghiệp suy thoái

Một số sử gia cho rằng quân Mông Cổ tàn phá phần lớn hạ tầng thủy lợi hiện diện tại Lưỡng Hà trong nhiều thiên niên kỷ. Các kênh rạch bị chia cắt do chiến thuật quân sự và không bao giờ được khôi phục. Do nhiều cư dân thiệt mạng hoặc đào thoát nên không đủ lực lượng bảo quản hệ thống kênh đào. Chúng bị đổ vỡ hoặc bồi đắp. Thuyết này được sử gia Svatopluk Souček tán thành trong sách A History of Inner Asia năm 2000.

Các sử gia khác thì cho rằng đất bị nhiễm mặn là nguyên nhân gây suy thoái nông nghiệp.[31][32]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bao_vây_Baghdad_(1258) http://www.alhassanain.com/english/book/book/histo... //books.google.com/books?id=BZf_L1V7NLUC&pg=PA173 //books.google.com/books?id=DRByAAAAMAAJ&pg=PA292 http://lostislamichistory.com/mongols/ http://www.newyorker.com/archive/2005/04/25/050425... http://www.saudiaramcoworld.com/issue/198305/the.g... http://www.uwgb.edu/dutchs/WestTech/xmongol.htm http://depts.washington.edu/silkroad/lectures/wule... http://home.alltel.net/bsundquist1/ir5.html http://www.telusplanet.net/dgarneau/euro54.htm